|
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGNhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ: Quản trị đại học - kinh nghiệm quốc tế và mô hình phù hợp cho các đại học công lập Việt Nam |
THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO
Kính gửi: …………………………………………………………….
-----------------------------------------------------------------------------------
Ngày nay, Chính phủ các nước ngày càng nhận thức rõ vai trò của mình trong của tăng trưởng kinh tế, một nền kinh tế tri thức phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đạt được mục tiêu này. Thực tế cho thấy, nhu cầu giáo dục đại học đang tăng mạnh, yêu cầu phát triển một hệ thống giáo dục đại học hiệu quả ngày càng trở nên cấp thiết. Ngày 18 tháng 6 năm 2012, các Đại biểu Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Giáo dục Đại học. Chủ trương của Luật Giáo dục Đại học là đưa ra những điều khoản mang tính nguyên tắc về việc trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Luật Giáo dục Đại học ra đời đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong một quá trình lâu dài nhằm xây dựng cơ chế quản trị đại học hiệu quả cho toàn bộ hệ giáo dục đại học ở Việt Nam. Xem xét từ góc độ quốc tế, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đang bị đánh giá là phát triển chậm hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực như (Trung Quốc, Thái Lan, Singapore) trong việc chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung từ trung ương sang việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, để các cơ sở có quyền kiểm soát nhiều hơn trong việc quyết định vận mệnh của mình. Để có thể hòa nhập với xu hướng chung của thế giới, cùng với việc thực hiện phân quyền mạnh cho các trường đại học, Việt Nam cũng cần phải xây dựng một mô hình quản trị đại học phù hợp đồng thời đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống và chính trị.
Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học trong việc xây dựng mô hình quản trị đại học Việt Nam, Trường Đại học Ngoại Thương trân trọng kính mời các nhà khoa học tham gia viết bài nghiên cứu cho hội thảo khoa học: “Thực trạng quản trị đại học tại Việt Nam”, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 6/2013, tại trường Đại học Ngoại thương.
Nội dung bài viết đề nghị tập trung vào những vấn đề sau:
1. Cơ sở lý luận về quản trị đại học và vấn đề tự chủ đại học tại các trường đại học
- Tổng quan về quản trị đại học và quản trị đại học công lập
- Các nội dung chủ yếu của mô hình quản trị đại học
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị đại học
- Quyền tự chủ - cơ sở nên tảng của mô hình quản trị đại học
2. Thực trạng quản trị đại học tại các trường đại học công lập và ngoài công lập của Việt Nam
- Tổng quan về hệ thống giáo dục đại học - quá trình hình thành và phát triển
- Môi trường chính sách và thể chế của Việt Nam ảnh hưởng đến quản trị đại học
- Thực trạng thực thi quyền tự chủ tại các trường đại học công lập Việt Nam giai đoạn 2005-2011
- Thực trạng các phương pháp và mô hình quản trị đại học ở các trường đại học ngoài công lập
- Đánh giá thực trạng quản trị đại học tại Việt Nam: các thành công, hạn chế và nguyên nhân
3. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản trị đại học tại Việt Nam
Bài viết phải có nội dung từ 10 đến 30 trang A4 (xem bản hướng dẫn đính kèm).
Thời hạn gửi bài viết: trước ngày thứ Sáu, 31 tháng 5 năm 2013.
Bài viết xin gửi đến: ThS. Lê Thị Ngọc Lan, Phòng Quản lý Khoa học, trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội (ĐT: 0983353649, email: lengoclanftu@gmail.com).
Rất mong nhận được sự hợp tác và ủng hộ của các nhà khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
Thư mời và hướng dẫn viết bài download Tại đây