Hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ (KHCN) được Đảng và Nhà nước coi là giải pháp để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nội lực KHCN, tranh thủ “đi tắt, đón đầu” các công nghệ hiện đại trên thế giới nhằm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh những đối tác chiến lược như EU, Mỹ, Nhật Bản thì những đối tác truyền thống của Việt Nam ở SNG mà đại diện là Nga, Belarus và Kazakhstan cũng là những đối tác quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam sắp thiết lập khu vực mậu dịch tự do với Liên minh kinh tế Nga – Belarus – Kazakhstan.
Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN giữa Việt Nam với Nga và Belarus đã được thúc đẩy mạnh mẽ, với Kazakhstan còn yếu nhưng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của hai bên. Tuy nhiên, các mô hình hợp tác còn giản đơn, chưa tạo ra những chuyển biến đột phá, kết quả chưa tương xứng với tiềm năng của các bên.
Để đưa ra những luận cứ khoa học nhằm giải quyết vấn đề nêu trên, Hội thảo khoa học quốc tế trong khuôn khổ nhiệm vụ thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước:“Nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện mô hình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế: nghiên cứu điển hình về hợp tác với Nga, Belarus và Kazakhstan„ do trường Đại học Ngoại Thương là cơ quan chủ trì dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng 6 năm 2015.
Ban tổ chức xin trân trọng kính mời các nhà khoa học, các chuyên gia viết bài theo các chủ đề dưới dây:
1. Xu hướng hội nhập quốc tế về KHCNvà sự cần thiết đẩy mạnh hợp tác KHCN, đổi mới (innovation) giữa Việt Namvới các đối tác truyền thống SNG (điển hình là với các nướcNga, Belarus và Kazakhstan)
2. Lợi thế so sánh và cơ sở tiến hành hợp tác về KHCN cũng như innovation giữa Việt Nam với các nước SNG (điển hình là Nga, Belarus, Kazakhstan)
3. Phân tích và đánh giá hiện trạng hợp tác về KHCN và innovation giữa Việt Nam với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan theo từng lĩnh vực (khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội – nhân văn…), theo từng chủ thể (hợp tác giữa doanh nghiệp KHCN, giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học…)
4. Phân tích và đánh giá các mô hình hợp tác về KHCN giữa Việt Nam với các nước Nga, Belarus và Kazakhstan những năm qua, các chính sách mà Việt Nam đã áp dụng để thực hiện các mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ với các nước nêu trên
5. Phân tích những nguyên nhân, hạn chế, rào cản trong hợp tác KHCN giữa Việt Nam với các nước Nga, Belarus và Kazakhstan cũng như các nước SNG
6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động hợp tác về KH và CN của Việt Nam với các nước SNG trong những năm tới
7. Các cơ hội, thách thức và triển vọng hợp tác KHCN giữa Việt Nam với các nước nêu trên trong bối cảnh hội nhập
8. Kinh nghiệm và bài học của một số nước (Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN) trong hợp tác KHCN với các nước nói trên. Phântíchcácmô hìnhhợptácvềKHCNmà cácnướcnàyđangápdụngvới các nước Nga, Belarus và Kazakhstan.
9. Đề xuất đổi mới mô hình và kiến nghị giải pháp để triển khai áp dụng mô hình hợp tác KHCN với các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, trên cơ sở đó đưa ra định hướng cho các đối tác truyền thống ở SNG.
Bài viết sẽ được in trong Kỷ yếu Hội thảo có số xuất bản ISBN
Hình thức trình bày bài viết: khổ A4, font Time New Roman, size 14, cách dòng 1,5 lines, tên bài viết in hoa, có đủ trích dẫn, danh mục Tài liệu tham khảo, tên tác giả, địa chỉ cơ quan, địa chỉ email của tác giả. Bài viết có Tóm tắt (in nghiêng) khoảng 250 – 300 từ
Ngôn ngữ: Tiếng Việt hoặc Tiếng Nga
Thời hạn gửi bài viết: trước ngày 15/05/2015
Địa chỉ gửi bài: PGS, TS Đỗ Hương Lan - Tel: 0989 172 595; email: dhlan6576@yahoo.com
Trân trọng cảm ơn và kính mong nhận được sự hợp tác nhiệt tình của Quý vị!