Download thư mời viết bài và hướng dẫn:
Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều đạt trên 28 tỷ USD ; là nhà đầu tư lớn thứ hai trong tổng số 114 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 3.000 dự án đầu tư trực tiếp, tổng vốn đăng ký trên 39 tỷ USD tínhđến ngày 20/4/2016.Nhật Bản còn là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng cam kết ODA của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế song phương, nhu cầu lao động có khả năng sử dụng tiếng Nhật cũng gia tăng mạnh mẽ, không chỉ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam mà còn cả tại các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với thị trường Nhật Bản. Theo đánh giá của Vietnamwork, tiếng Nhật không chỉ giúp người lao động dễ dàng hơn trongviệc tìm kiếm việc làm, cơ hội du học mà còn giúp tăng thu nhập gấp khoảng 2,5 lần so với mức trung bình trên thị trường lao động. Đáp ứng nhu cầu đó, tiếng Nhật không chỉ được giảng dạy ở một số trường đại học mà đang được mở rộng và thí điểm ở cả cấp trung học và tiểu học. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn cung lao động có trình độ tiếng Nhật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tuyển dụng được hoặc phải đàotạo lại nhân sự tuyển dụng cả về trình độ ngoại ngữ và hiểu biết văn hóa Nhật Bản. Điều đó, đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Nhật để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đào tạo Tiếng Nhật thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.Với hơn 30 năm kinh nghiệm đào tạo tiếng Nhật, sinh viên của Nhà trường luôn được các doanh nghiệp tuyển dụng và đánh giá cao. Nhằm chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo tiếng Nhật và nâng cao chất lượng đào tạo,đáp ứng nhu cầu thực tiễn, Trường Đại học Ngoại thương sẽ tổ chức Hội thảo “Đào tạo tiếng Nhật thương mại với phát triển nguồn nhân lực toàn cầu”. Hội thảo được dự kiến tổ chức vào ngày 2/6/2017 (thứ 6) tại trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Ban tổ chức trân trọng kính mời các nhà khoa học, các doanh nghiệp viết bài cho Hội thảo với các nội dung sau:
- Nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực tiếng Nhật về trình độ chuyênmôn, ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.
- Kinh nghiệm đào tạo tiếng Nhật nói chung và tiếng Nhật thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Các mô hình, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Nhật.
- Các vấn đề khác liên quan đến chủ đề hội thảo.
Bài viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Nhật, trình bày theo hướng dẫn kèm theo và xin gửi về Phòng Quản lý Khoa học theo địa chỉ e-mail: qlkh@ftu.edu.vn, cụ thể như sau:
- Bản tóm tắt: 15/04/2017 (800-1.000 từ)
- Thông báo chấp nhận bài viết: 05/05/2017
- Toàn văn bài viết hoàn chỉnh: 18/08/2017
Rất mong nhận được sự hợp tác và tham gia nhiệt tình của Quý vị.
Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ với Ban Tổ chức theo địa chỉ:
Phòng Quản lý Khoa học - Trường Đại học Ngoại thương
Tel: 04.32595158 - Ext: 238/236/231 - Fax: 04.38343605 - Email: qlkh@ftu.edu.vn
Xin trân trọng cảm ơn!
------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN VIẾTBÀI THAM GIA HỘI THẢO
Đào tạo tiếng Nhật thương mại với phát triển nguồn nhân lực toàn cầu
Tác giả thứ nhất*,Tác giả thứ hai**, ..
*Đơn vị, E-mail:
**Đơn vị, E-mail:
Tóm tắt
Các bài viết phải có phần Tóm tắtkhông quá 1.000 từ, thể hiện được kết quả nghiên cứu chính và danh sách từ khóa.
Nội dung
Bài viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Nhật, dài từ 5 - 15 trang A4 (210mm x 297mm), sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.
1. Heading 1(Chữ thường, in đậm)
1.1 Heading 2(chữ thường, in đậm, nghiêng)
1.1.1 Heading 3(chữ thường, in nghiêng)
Bảng
Bảng phải đánh số thứ tự và có tiêu đề. Bảng, số thứ tự và tiêu đề bảng để cỡ chữ 12, in đậm và được căn giữa. Bảng phải có trích dẫn nguồn rõ ràng, chính xác. Tiêu đề đặt phía trên bảng, nguồn đặt ở dưới nội dung bảng
Hình
Hình phải đánh số thứ tự và có tiêu đề. Tiêu đề để cỡ chữ 12, in đậm và được căn giữa. Hình phải có trích dẫn nguồn rõ ràng, chính xác. Tiêu đề và nguồn đặt phía dưới hình.
Trích dẫn nguồn
Việc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo được thực hiện theo chuẩn Harvard: Sau nội dung trích dẫn, ghi tên tác giả, năm xuất bản và số trang của tài liệu tham khảo (nếu có), ví dụ: (Nguyễn Văn A, 2014, 22-34)
Kết luận(Chữ thường, in đậm)
Phụ lục(Chữ thường, in đậm)
Tài liệu tham khảo(Chữ thương, in đậm)
Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo
thứ tự A, B, C… tương ứng với tên riêng của tác giả; theo tên họ nếu là tác giả nước ngoài. Nội dung của mỗi nguồn tài liệu được trình bày theo cách thức: số thứ tự, tên tác giả, năm công bố, tên công trình - in nghiêng, nhà xuất bản (sách)/tên tạp chí, số tạp chí, từ trang ….. trang…..:
1. Nguyễn Văn A, 2014, Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Tạp chí QLKT, 58 /2014, 22-34
2. Nguyễn Văn B, 2013, Quản lý kinh tế, NXB lý luận chính trị, 30-31
Nếu sử dụng tài liệu tham khảo gồm cả trang Web cần ghi đầy đủ tên tác giả, năm công bố, tên bài, đường dẫn chi tiết, thời gian truy cập. Danh sách các Web được đưa xuống phần cuối của danh mục.