BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG |
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 191/TB-ĐHNT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2022 |
THÔNG BÁO
Về việc xây dựng Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Công văn số 2751/BGDĐT-KHCNMT ngày 29 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2023, Nhà trường đề nghị các đơn vị tham gia xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023 như sau:
1. Căn cứ đề xuất
1.1. Triển khai thực hiện các Luật và các văn bản dưới Luật về hoạt động bảo vệ môi trường
- Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
- Luật đa dạng sinh học năm 2008;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07/01/2022 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn;
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
- Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
1.2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.3. Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới (ngày 05/6), Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (ngày 22/5), Ngày Trái đất (ngày 22/4), Ngày Đất ngập nước Thế giới (02/02), Tuần lễ Quốc gia về nước sạch và bảo vệ môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, ….
1.4. Thực hiện các nội dung công việc về bảo vệ môi trường đã được ký kết trong Chương trình phối hợp giữa Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường đưa vào kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023
Các đơn vị đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp bộ đưa vào kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023 từ kinh phí sự nghiệm bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các loại hình sau đây:
2.1. Nhiệm vụ chuyên môn
Các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) theo định hướng giáo dục vì sự phát triển bền vững với các nội dung sau:
- Xây dựng Chương trình giáo dục BVMT ở các cấp học, bậc học (từ mầm non đến phổ thông) cho các loại hình chuyên biệt (dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, dự bị đại học, năng khiếu, giáo dưỡng, người khuyết tật...).
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng phát triển đội ngũ chuyên gia giáo dục và đào tạo về môi trường trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Xây dựng các tài liệu, học liệu mở, điện tử hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào các cấp học, bậc học (từ mầm non đến phổ thông), theo các modul, chủ đề và trong các hoạt động trải nghiệm theo Chương trình phổ thông mới, trong đó tập trung vào phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục BVMT theo chủ đề, phù hợp với các môn học mới, hoạt động giáo dục, hướng tới đa dạng hóa đối tượng sử dụng và phân hóa theo cấp học, vùng miền, bình đẳng giới, trẻ em khuyết tật; tích hợp trong đào tạo sinh viên sư phạm theo định hướng chuẩn đầu ra nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
- Xây dựng các tài liệu, học liệu mở, điện tử bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia về môi trường trong các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ.
- Xây dựng các tài liệu, học liệu mở, điện tử hướng dẫn đưa nội dung giáo dục BVMT vào hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GDĐT theo các khối ngành đào tạo.
- Xây dựng bộ tài liệu/học liệu mở, điện tử về truyền thông môi trường (phù hợp với từng đối tượng cụ thể); tài liệu hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên thực hiện tuyên truyền và truyền thông về công tác giáo dục BVMT.
- Xây dựng mô hình tiên tiến, điển hình về BVMT: Xây dựng và triển khai thí điểm các mô hình mẫu, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục; các mô hình “Trường học xanh” trong các trường phổ thông (theo các cấp học và địa bàn, khu vực) và cho các loại hình chuyên biệt (dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, dự bị đại học, năng khiếu, giáo dưỡng, người khuyết tật...); mô hình “Sống xanh” trong các cơ sở giáo dục đại học (giảng đường xanh, ký túc xá xanh, hoạt động xanh).
- Phát triển các phương thức đánh giá và các giải pháp thúc đẩy hoạt động giáo dục BVMT theo định hướng giáo dục vì sự PTBV, trong đó ưu tiên các giải pháp về hoạt động quản lý; xây dựng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, khung đánh giá các loại hình giáo dục BVMT; xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức các nội dung, các hoạt động giáo dục BVMT giữa Bộ GDĐT, các sở GDĐT, các tổ chức xã hội, cộng đồng và gia đình; xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức triển khai nội dung giáo dục BVMT trong các cơ sở giáo dục; xây dựng hệ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tác động của công tác giáo dục BVMT đến việc bảo vệ môi trường; hệ thống các hồ sơ học tập, hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục BVMT phục vụ công tác giáo dục BVMT tại các cơ sở giáo dục; xây dựng nền tảng số cho các tài liệu giáo dục BVMT.
2.2. Nhiệm vụ tập huấn
Các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ tập huấn, tập trung vào các nội dung sau:
- Tập huấn về các chủ trương chính sách, phổ biến pháp luật về BVMT, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phát triển xanh theo định hướng giáo dục vì sự PTBV cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên trong các cơ sở giáo dục.
- Tập huấn cho các giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, sinh viên năm cuối các trường đại học và cao đẳng sư phạm về phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục BVMT vào các cấp học, bậc học (từ mầm non đến phổ thông), theo các modul, chủ đề mẫu, trong các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm theo Chương trình phổ thông mới.
- Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực về giáo dục BVMT theo định hướng PTBV cho sinh viên theo các khối ngành đào tạo.
- Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, thực hiện công tác tuyên truyền và truyền thông về giáo dục BVMT, chú trọng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục BVMT.
Ưu tiên các hoạt động tập huấn được phát triển từ các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục BVMT đã được nghiệm thu cấp Bộ và được đánh giá cao, khuyến nghị cần tiếp tục triển khai tập huấn.
2.3. Nhiệm vụ tuyên truyền
Các đơn vị đề xuất các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong việc thực thi pháp luật về BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, triển khai các điều ước quốc tế liên quan đến giáo dục BVMT theo định hướng PTBV cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên; đề xuất chuỗi hoạt động hưởngứng Ngày môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Ngày Đất ngập nước, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, các chuyên đề truyền thông trên báo đài, phương tiện truyền thông.
Ưu tiên các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền có tính cấp bách, thời sự về bảo vệ môi trường, có tính truyền thông cao, hình thức tuyên truyền đa dạng.
3. Yêu cầu
- Các đơn vị tổng hợp danh mục các đề xuất năm 2023 theo Phụ lục 2 (sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 13-14, Phụ lục trên Excel).
- Các nhiệm vụ đề xuất phải có thuyết minh nhiệm vụ kèm dự toán kinh phí chi tiết, theo hướng dẫn tại các biểu Mẫu 1, Mẫu 2, Mẫu 3 (sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 13-14).
- Các định mức sử dụng để dự toán được quy định tại Thông tư số 02/2017/TT- BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp BVMT và các quy định hiện hành và các văn bản liên quan.
4. Tiến độ thực hiện
Nhà trường đề nghị các đơn vị gửi đề xuất kế hoạch giáo dục BVMT năm 2023về Phòng Quản lý khoa học trước 17 giờ 00 ngày 05 tháng 7 năm 2022 và gửi file mềm theo địa chỉ email: qlkh@ftu.edu.vn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Lưu ý:
- Nhà trường chỉ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo các đề xuất đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên.
- Các Thông tư, Phụ lục, Biểu mẫu được đăng tải trên website:qlkh.ftu.edu.vnvà Smartoffice (soe.vn).
Nơi nhận: -Các: Viện, Khoa, Trung tâm, Phòng, Cơ sở II, Cơ sở Quảng Ninh; - Smartoffice (soe.vn); - Lưu: VT, QLKH. |
KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(đã ký)
PGS. TS. Đào Ngọc Tiến |
Tải về:
2. Phụ lục 2
4. Mẫu 2. TM NV chuyên môn, tập huấn