BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 197/TB-ĐHNT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2023 |
THÔNG BÁO
Về việc xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện Công văn số 3125/BGDĐT-KHCNMT ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường thông báo tới toàn thể viên chức tham gia xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2024 như sau:
1. Căn cứ đề xuất nhiệm vụ môi trường năm 2024
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;
- Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
- Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
- Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn;
- Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
- Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày ngày 17 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam;
- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương;
- Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
2. Tiêu chí, nguyên tắc xây dựng, xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường
a) Nhiệm vụ phải thể hiện được các nội dung trọng tâm, trọng điểm, giải quyết được các vấn đề môi trường nóng, bức xúc; xác định nội dung thực hiện và sản phẩm cụ thể nhằm phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
b) Các nhiệm vụ đề xuất phải phù hợp với các nội dung quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn; các văn bản khác được cấp có thẩm quyền giao; cụ thể hóa đầy đủ các mục tiêu được xác định trong các chiến lược, quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời phải phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
c) Nhiệm vụ đề xuất phù hợp với nội dung chi tại các văn bản hướng dẫn về tài chính (xem Điều 151 và khoản a điểm 1 Điều 153 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).
3. Các nội dung trọng tâm, trọng điểm đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường
- Truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và kiến thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm xây dựng và phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền); tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng mô hình tiên tiến, điển hình về bảo vệ môi trường: Xây dựng và triển khai thí điểm các mô hình mẫu, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục như mô hình “Trường học xanh”, mô hình “Sống xanh”...
- Xây dựng bộ tài liệu/học liệu mở, tài liệu điện tử hướng dẫn cán bộ quản lí, giáo viên, giảng viên thực hiện tuyên truyền và truyền thông về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phát triển các phương thức đánh giá và các giải pháp thúc đẩy hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường theo định hướng giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Thực hiện các nội dung công việc về bảo vệ môi trườngđã được ký kết trong Chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường (số 01/CTrPH-BTNMT-GDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2019).
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, Ngày Trái đất, Ngày Đất ngập nước Thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường và Tháng hành động vì môi trường.
- Tổ chức Lễ mít tinh và chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường của Ngành Giáo dục.
- Các hoạt động bảo vệ môi trườngkhác tùy theo đặc điểm, điều kiện và nguồn lực tài chính của đơn vị.
4. Các loại hình nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường để đưa vào Kế hoạch Bảo vệ môi trường năm 2024 từ kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các loại hình cụ thể sau:
a) Nhiệm vụ chuyên môn: thực hiện trong 24 tháng.
b) Nhiệm vụ thường xuyên: thực hiện trong 12 tháng, gồm 02 loại hình:
- Nhiệm vụ tập huấn: Ưu tiên các hoạt động tập huấn được phát triển từ các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục bảo vệ môi trường đã được nghiệm thu cấp bộ và được đánh giá cao, khuyến nghị cần tiếp tục triển khai tập huấn.
- Nhiệm vụ tuyên truyền:Ưu tiên các nhiệm vụ tuyên truyền có tính cấp bách, thời sự về bảo vệ môi trường, có tính truyền thông cao, hình thức tuyên truyền đa dạng.
Lưu ý: Các đề xuất nhiệm vụ trình bày theo mẫu tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3 kèm theo Thông báo này.
5. Kinh phí họp các Hội đồng xét duyệt đề xuất nhiệm vụ: gồm Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ và Hội đồng thẩm định nhiệm vụ sẽ do nhiệm vụ chi trả (thực hiện theo quy định tại Phụ lục 01, Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính).
Đề xuất nhiệm vụ môi trường năm 2024 được tổng hợp theo từng đơn vị và gửi về Phòng Quản lý Khoa học trước 17 giờ 00 ngày 10 tháng 7 năm 2023. Bản mềm gửi theo địa chỉ: qlkh@ftu.edu.vn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận: - Smartoffice; - Lưu: VT, QLKH. |
HIỆU TRƯỞNG (đã ký) PGS. TS. Bùi Anh Tuấn |
Tải về: