I. MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC THI
- Tìm kiếm những đề tài chất lượng tốt để gửi tham dự cuộc thi “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2013 dành cho sinh viên do Bộ GD & ĐT tổ chức;
- Tập hợp được đông đảo sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với một số hình thức hoạt động khoa học phù hợp. Qua Cuộc thi, sinh viên có điều kiện phát huy khả năng nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng học tập;
- Cuộc thi được tổ chức sẽ là hoạt động thiết thực trong việc mở rộng phong trào, động viên, khích lệ sinh viên và cán bộ, giáo viên tham gia tích cực hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Khẳng định sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Nhà trường trong việc phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ tham gia NCKH, từ đó lựa chọn những gương mặt ưu tú nhất để bồi dưỡng, phát triển lâu dài;
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC THAM DỰ CUỘC THI
- Sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Ngoại thương;
- Khuyến khích sinh viên năm đầu, sinh viên người dân tộc thiểu số tham gia;
-Sinh viên tham dự Cuộc thi bằng các đề tài nghiên cứu độc lập do cá nhân hoặc nhóm (tối đa không quá 5 người), đồng thời phải xác định và ghi rõ họ, tên sinh viên thực hiện chính, các đề tài tham gia cuộc thi phải phù hợp với chương trình đào tạo của Trường và khả năng nghiên cứu của sinh viên;
- Khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập giữa khoá, thu hoạch thực tập tốt nghiệp và các công trình đã dự thi các năm trước không được gửi tham dự Cuộc thi;
III. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH DỰ THI
1. Phân nhóm ngành các công trình dự thi(trên cơ sở Phân nhóm ngành các công trình do Bộ GD và ĐT quy định)
- Kinh doanh và Quản lý 1(KD1): Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán -Kiểm toán.
- Kinh doanh và Quản lý 2(KD2): Kinh doanh (Quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản tị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, marketing, bất động sản, kinh doanh quốc tế, kinh doanh thương mại), quản trị - quản lý (khoa học quản lý, quản trị nhân lực, hệ thống thông tin quản lý…)
- Kinh doanh và Quản lý 3(KD3): Kinh tế học, luật, kinh tế ngành, kinh tế chính trị và kinh tế khác
- Khoa học xã hội 1(XH1): Ngôn ngữ, triết học, chính trị học.
- Khoa học xã hội 2(XH2): Xã hội học và nhân học, thể thao, an ninh và trật tự xã hội.
- Khoa học giáo dục (GD):Giáo dục học, quản lý giáo dục, phương pháp giảng dạy các môn học, nội dung, chương trình môn học, thiết bị dạy học, tâm lý giáo dục
2. Quy định về nội dung công trình dự thi
Công trình nghiên cứu có thể gồm nhiều chương nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:
- Phần Mở đầu: tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu; tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài; mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được(các kết quả nghiên cứu và đánh giá về các kết quả này, độ tin cậy, ý nghĩa khoa học, hiệu quả kinh tế xã hội, phạm vi áp dụng các kết quả nghiên cứu…)
- Kết luận và kiến nghị: Nêu rõ các vấn đề đã được giải quyết trong công trình, kiến nghị những lĩnh vực nên ứng dụng kết quả nghiên cứu, những định hướng nghiên cứu trong tương lai.
- Tài liệu tham khảo và Phụ lục(nếu có)
3. Quy định về hình thức trình bày
- Ngôn ngữ thể hiện của công trình dự thi là tiếng Việt. Công trình nếu viết bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tiếng dân tộc thì nhất thiết phải có 02 bản dịch ra tiếng Việt.
- Công trình dự thi phải được đánh máy và in một mặt trên khổ giấy A4 (210 x 297), Font chữ VnTime (hoặc Times New Roman) cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương đương: mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines: lề trên 3,0 cm; lề dưới 3,0 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm, số thứ tự của trang in ở chính giữa trang, phía trên. Yêu cầu đóng bìa mica (không đóng bìa cứng và mạ chữ vàng).
- Công trình không dài quá 80 trang(không kể phụ lục và tài liệu tham khảo) bao gồm Lời nói đầu, các chương và Kết luận. Ngoài ra công trình có thể có thêm 01 trang tóm tắt nội dung, 01 trang về danh mục từ viết tắt, 01 trang danh mục bảng biểu, các trang mục lục. Các trang này đánh số thứ tự riêng và được đặt trước Lời nói đầu.
- Các phần, chương, mục, tiểu mục …phải được phân định rõ và đánh số thứ tự một cách thống nhất. Các công thức cần viết rõ ràng và nên dùng các ký hiệu thông dụng. Các ký hiệu hoặc chữ viết tắt không thông dụng phải được chú giải rõ ràng.
- Các hình vẽ, bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ minh hoạ cần đánh số thứ tự kèm theo chú thích và nguồn trích dẫn.
- Tên các tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó.
- Không gạch dưới các câu trong công trình hoặc trình bày chữ viết một cách đặc biệt. Không viết lời cảm ơn, không ký tên cũng như nêu tên tác giả trong công trình.
- Trang bìa: Đóng bìa và ghi các thông tin theo mẫu sau:
- Mỗi công trình bắt buộc đính kèm 02 trang để rời, không đóng vào công trình, ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu Tại đây Hoặc http://uploading.com/154ad183/tepdinhkem-doc
IV. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH
Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tham dự cuộc thi được đánh giá theo 05 nội dung với thang điểm tối đa như sau:
1.Tính cấp thiết, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu: 25 điểm 2. Nội dung khoa học: 45 điểm
4. Hiệu quả kinh tế, xã hội: 20 điểm
5. Cách trình bày công trình (bố cục, diễn đạt, sơ đồ, hình vẽ…): 10 điểm
Tổng cộng điểm đánh giá công trình tối đa là 100 điểm. Các công trình vi phạm các quy định trong Thể lệ dự thi sẽ bị trừ điểm tuỳ theo mức độ vi phạm. Điểm đánh giá từng thành phần sẽ được chi tiết hoá tới 05 điểm.
V. KHEN THƯỞNG
- Ban Tổ chức sẽ trao các giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích. Số lượng giải thưởng sẽ do Ban Tổ chức quyết định dựa trên Quyết nghị của Hội đồng đánh giá và thẩm định công trình.
- Căn cứ vào kết quả của Cuộc thi này, Ban Tổ chức sẽ chọn các công trình xuất sắc nhất gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2013 dành cho sinh viên.
- Các sinh viên có công trình đạt giải sẽ được tặng giấy khen và phần thưởng của Nhà trường. Ngoài ra có giấy chứng nhận công trình đạt giải do Ban Tổ chức cấp.
- Các công trình được chọn gửi lên Bộ tham gia Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2013 dành cho sinh viên nếu được giải sẽ được hưởng những chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
VII. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
* Ban Tổ chức
- PGS,TS Bùi Ngọc Sơn – Phó Hiệu trưởng: Trưởng ban
- TS. Nguyễn Xuân Minh – Phó Giám đốc cơ sở 2: Phó Trưởng ban
- TS. Nguyễn Trọng Hải – Phó Giám đốc cơ sở 3: Phó Trưởng ban
- TS. Đỗ Hương Lan – Phó Trưởng Phòng Quản lý Khoa học: Uỷ viên – Thư ký
- ThS. Nguyễn Văn Triệu – Bí thư Đoàn TN cơ sở 1: Uỷ viên
- ThS. Trần Quốc Trung – Bí thư Đoàn TN cơ sở 2: Uỷ viên
* Tiến độ thực hiện
- Phát động Cuộc thi: 05 tháng 09 năm 2012.
- Thu đăng ký đề tài: 20 tháng 9 năm 2012.
- Trả kết quả duyệt tên đề tài và phân công giáo viên hướng dẫn: 25 tháng 9 năm 2012.
- Lập đề cương nghiên cứu: từ 26 tháng 09 đến 20 tháng 10 năm 2012.
- Tư vấn chỉnh sửa đề cương nghiên cứu: từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 10 năm 2012.
- Tư vấn và đào tạo về phương pháp nghiên cứu khoa học: 29, 30 tháng 10/2012.
- Viết đề tài từ 29 tháng 10 năm 2012 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013.
- Kiểm tra tiến độ: đầu tháng 1 và đầu tháng 3 năm 2013.
- Công bố kết quả cấp Trường: 15 tháng 4 năm 2013.
- Chỉnh sửa đề tài được chọn gửi lên Bộ: từ 16 tháng 4 đến 30 tháng 05 năm 2013.
- Gửi đề tài hoàn thiện lên Bộ: 31 tháng 5 năm 2013.
- Tổng kết và trao giải: tháng 10 năm 2013.
* Tổ chức thực hiện
- Sau khi phát động chính thức, sinh viên đăng ký tên đề tài (theo mẫu của Ban Tổ chức) theo gợi ý của giáo viên hướng dẫn hoặc tự chọn;
- BTC căn cứ vào tên đề tài đăng ký, phân công giáo viên hướng dẫn cho từng đề tài và hướng dẫn sinh viên lập đề cương nghiên cứu;
- Sinh viên, trên cơ sở tư vấn của giáo viên hướng dẫn, thiết kế đề cương nghiên cứu và gửi lại cho BTC. Đề cương phải nêu rõ tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu dự kiến và kết cấu của đề tài. Đồng thời, sinh viên phải chỉ rõ tiến độ thực hiện từng phần việc để làm cơ sở cho việc kiểm tra tiến độ giữa kỳ…. Đề cương phải có ý kiến đồng ý của người hướng dẫn. Câu lạc bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học (CLB SVNCKH) thu đề cương (chỉ nhận đề cương thực hiện đúng quy định về nội dung và hình thức, tham khảo thêm mẫu đề cương do BTC đề nghị), sau đó nộp lại cho BTC xét duyệt. Đối với Cơ sở 2, đề nghị Ban Giám đốc thành lập Nhóm công tác phụ trách việc xét duyệt đề cương, sau đó thông báo cho BTC danh sách các đề cương được duyệt. Đối với cơ sở 3, đề cương sẽ do BTC xét duyệt. BTC thành lập Hội đồng tư vấn đề cương cho các nhóm đề tài;
- Trong quá trình thực hiện, BTC sẽ phối hợp với CLB SVNCKH thường xuyên giám sát việc thực hiện của các nhóm nghiên cứu để có những hoạt động hỗ trợ kịp thời. Các đợt kiểm tra tiến độ thực hiện sẽ diễn ra vào cuối học kỳ 1 và đầu tháng 3. Các nhóm sẽ lập báo cáo và gửi cho BTC thông qua CLB SVNCKH. BTC sẽ họp mặt các nhóm nghiên cứu để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện ở từng giai đoạn;
- Hết thời hạn thực hiện đề tài, các nhóm nộp sản phẩm cho BTC thông qua CLB SVNCKH. Trên cơ sở số lượng đề tài nhận được, BTC sẽ tiến hành phân loại và mời giáo viên chấm (2 vòng). Sau vòng 1, các đề tài đạt từ 50 điểm trở lên sẽ được vào tiếp vòng chấm thứ 2. Nếu hai vòng có điểm chênh nhau từ 21 điểm trở lên sẽ phải chấm vòng 3. Điểm cuối cùng là điểm trung bình cộng của các vòng chấm. Đối với một đề tài giáo viên chấm vòng 2 không trùng với giáo viên chấm vòng 1. Trong trường hợp nhiều đề tài cùng điểm nhau BTC thấy có những điểm bất hợp lý cần phải điều chỉnh, cân nhắc (đặc biệt ra quyết định lựa chọn đề tài gửi lên Bộ dự thi) sẽ tiến hành họp Hội đồng do Trưởng ban tổ chức là Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Các ý kiến của các thành viên Hội đồng sẽ là cơ sở để Chủ tịch Hội đồng đưa ra quyết định cuối cùng;
- Điểm chấm lần 1 cũng như lần 2 sẽ không được công bố. Danh sách giáo viên chấm đề tài cũng được giữ kín. Quyết định của BCT là quyết định có giá trị cuối cùng;
- Trong trường hợp số lượng đề tài đạt giải cấp trường nhiều hơn số lượng đề tài được gửi lên Bộ hoặc ngược lại, BTC sẽ mời Hội đồng đánh giá họp để chọn được các đề tài phù hợp để gửi lên Bộ dự thi. Quyết định của BTC trong việc lựa chọn các đề tài này cũng có giá trị cuối cùng;
Đề nghị các đơn vị trong toàn trường thông báo tới các thành viên của đơn vị nội dung bản Thể lệ này, quán triệt tinh thần hỗ trợ sinh viên một cách tối đa. CLB SVNCKH có trách nhiệm phổ biến nội dung bản thể lệ này tới sinh viên toàn trường. Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với BTC theo địa chỉ: